Patrick Griffiths giật tấm pano dán trên tường Đại học RMIT ở Melbourne mời gọi sinh viên nộp đơn tham gia chương trình trao đổi sinh viên đến Việt Nam, rồi bỏ đi thật nhanh. Mục đích để không một ai biết chương trình này. Một ngày đầu tháng 9/1996, Patrick cầm vé máy bay đến Hà Nội. "Gã sinh viên láu cá", đương nhiên là ứng cử viên duy nhất nộp đơn tham gia chương trình và thành công, đã không nghĩ rằng, đó là một hành trình đến Viêt Nam kéo dài bất tận.
"Tôi chọn Việt Nam"
Năm 1996. Những sinh viên đang theo học tại Đại học RMIT xôn xao vì lần đầu tiên có một chương trình trao đổi sinh viên ra nước ngoài. Họ sẽ có cơ hội đến một nước châu Á để trải nghiệm văn hóa, cuộc sống và tham gia những hoạt động với cộng đồng. Có hai lựa chọn là Trung Quốc, hoặc Việt Nam.
"Chẳng mấy ai để ý đến Việt Nam. Tôi lại nghĩ rằng, tại sao cứ phải chọn Trung Quốc theo số đông. Chọn nước nào sẽ học tiếng nước đó. Sau cùng tôi quyết định chọn Việt Nam" - Patrick kể lại. Và để lựa chọn của mình tuyệt đối, Patrick muốn đi một mình.
Chương trình trao đổi sinh viên đưa Patrick đến Việt Nam với hành trình bất tận... |
"Tấm pano quảng cáo dán trên tường đã bị tôi kéo xuống. Một ứng viên duy nhất, của một khoa duy nhất chọn Việt Nam năm đó. Tôi đã đến Hà Nội khi đang học năm thứ hai đại học" - người giờ đã thành bố của hai đứa trẻ vẫn tỏ ra láu cá khi nháy mắt cười về quyết định thời tuổi trẻ.
Ngày đầu tiên đến, trên xe ô tô chạy từ sân bay nội bài về trung tâm Hà Nội, Patrick đã bị "sốc" tập 1 khi thấy thành phố rợp cờ hoa. Đâu đâu góc phố nào cũng rợp cờ đỏ, băng rôn, khẩu ngữ.
"Chưa bao giờ tôi nhìn thấy một thành phố rợp đỏ như vậy. Lúc đó, tôi đã nghĩ thành phố này thật hài hước khi trang trí toàn cờ đỏ, băng rôn đỏ. Trời, sau này tôi mới biết, đó là ngày quốc khánh. Đối với người Việt Nam, đó là ngày thiêng liêng quan trọng" - Patrick kể.
Khu ở dành cho sinh viên quốc tế đến trao đổi lúc đó là một tòa nhà ký túc xá nằm trong ĐH Bách khoa. 3 tháng ở đây vui như hội. Patrick có thêm nhiều người bạn đến từ Mỹ và các nước, học tiếng Việt, dạy tiếng Anh và không ít trải nghiệm cuộc sống thú vị.
Trong thời gian tại đây, Patrick đã bị "sốc" tập 2 và có thể là "tập chính" nhất đời của anh chàng này : phải lòng một cô gái Việt Nam. Đó là một sinh viên Học viện Ngoại giao. Họ tình cờ gặp tai game dien thoai gỡ qua người bạn chung là một người Mỹ và cùng rủ nhau đi ăn phở.
Bỗng dưng gặp một cô gái người Việt, Patrick bày trò nói tiếng Việt. Thật khiếp khi câu tiếng Việt đầu tiên của anh chàng sinh viên người Úc nói lúc đó là: "Cho tôi một bát phở chuột"! Nói ghẹo cho vui đã khiến Thảo quay lại ngay nhìn chằm chằm anh chàng người nước ngoài này!
Patrick nhận bằng tiến sĩ tại Việt Nam năm 2006 (dù theo học tại Melbourne) do Thủ tướng John Howard trao nhân dịp ông Howard sang VN tham dự APEC |
"Trong cái nhìn bất chợt, tôi thấy đó là một cô gái đầy năng lượng. Và sau đó, tôi chẳng còn quan tâm đến cô bạn người Mỹ nữa. Tôi thấy mình quan tâm đặc biệt đến cô bạn Việt Nam".
Patrick đã tìm cách xin kéo dài thời gian chương trình trao đổi thêm 3 tháng, thực ra phần nhiều vì mối quan hệ mới mẻ này.
Khi trở về nước để tiếp tục hoàn thành nốt chương trình đại học, Patrick và Thảo vẫn giữ liên lạc như một mối tình ở hai nơi xa cách. Không có email, không có Internet, họ chăm chỉ viết thư tay cho nhau. Từ khoảng giữa năm 1997 cho đến khi 1998 Patrick trở lại Việt Nam, anh và Thảo viết cho nhau hơn 30 lá thư tay và cứ hẹn 2 tuần/lần điện thoại.
Khi Patrick tốt nghiệp và nộp đơn thành công làm cán bộ phụ trách báo chí và văn hóa, ĐSQ Australia tại Hà Nội vào năm 1999, họ nghĩ đến việc gắn bó với nhau lâu dài.
Vào năm 2000, sau 4 năm yêu nhau, cặp đôi Úc-Việt quyết định tổ chức hôn lễ. Lúc đó, Thảo cũng đã tốt nghiệp Học viện Ngoại giao và làm việc cho một dự án hỗ trợ dân tộc thiểu số ở Hà Giang của UNDP Việt Nam.
Gắn bó
Patrick khuyến khích Thảo tiếp tục học tập và đến nước Australia theo học tại Đại học RMIT về công nghệ hệ thống - một chuyên ngành mà Thảo nghĩ, nếu không làm nghề ngoại giao mà chị mơ ước thì đó là lựa chọn giúp tìm được công việc "làm công ăn lương" ổn định sau này.
Những bước ngoặt đưa đến đổi thay không định sẵn. Sau khi gần kết thúc chương trình học ở Australia, Thảo cộng tác với Quỹ cựu chiến binh Mỹ tại Việt Nam (VVAF), một tổ chức phi chính phủ Mỹ có nhiều uy tín chính trị ở Washington, đặc biệt có nhiều đóng góp cho bình thường hóa quan hệ Việt - Mỹ. Trong khi đó, Patrick bắt đầu có nhiều cơ hội làm việc cho các dự án của tổ chức phi chính phủ ở Việt Nam. Hai dự án mà anh tham gia từ 1999 cho đến 2003 đều liên quan đến lĩnh vực phòng, chống HIV/AIDS. Công việc này đã đưa đến những ý tưởng để Patrick quay lại Mebourne thực hiện nghiên cứu tiến sĩ tại trường đại học RMIT. Đề tài nghiên cứu của anh là về phòng, chống HIV/AIDS ở Việt Nam. Không chỉ là những nghiên cứu về vấn đề phim vo thuat này, đề tài còn xoáy vào những đổi thay diễn ra trong xã hội khi Việt Nam tiến hành chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường.
Gia đình Australia-Việt Nam của Patrick và Thảo. |
Sau đó, anh tiếp tục quay trở lại Việt Nam sinh sống vì gia đình và công việc của Thảo gắn liền với nơi đây.
Thảo sau khi hoàn thành học tập tại Australia cũng đã kịp đến Mỹ để học thạc sĩ theo học bổng Fulbright. Tiếp đó, cô trở lại làm việc cho VVAF. Ngoài công việc kỹ thuật, ở môi trường này, Thảo đã phát huy những sở trường và cả đam mê về công việc ngoại giao.
Giới ngoại giao Hà Nội và Mỹ luôn chứng kiến một cô gái người Việt nói tiếng Anh siêu giỏi, năng động, đầy nhiệt huyết trong những hoạt động ngoại giao liên quan quan hệ Việt - Mỹ.
Những đóng góp của Thảo được ban lãnh đạo VVAF ghi nhận và lần đầu tiên trong lịch sử hoạt động, tổ chức này ra quyết định vị trí trưởng đại diện ở Việt Nam vốn dĩ luôn là người Mỹ sẽ do cô gái người Việt Nam chính thức đảm nhiệm.
Với Patrick, bước ngoặt là khi trở thành cán bộ phụ trách chương trình hợp tác nghiên cứu của RMIT Việt Nam, phụ trách phát triển mảng nghiên cứu đại học ở cơ sở TP.HCM. Đó là giai đoạn đánh dấu những bước phát triển của đại học này ở Việt Nam, vốn dĩ ban đầu được thành lập chỉ chú trọng giảng dạy. Một đại học gắn liền với nghiên cứu là nền tảng phát triển theo đường dài. Patrick gắn bó với công việc ở đây 2 năm.
Sau đó anh tham gia quản lý dự án phòng chống HIV/AIDS ở một số tỉnh miền núi phía Bắc của Văn phòng Phòng chống ma túy của LHQ tại Việt Nam và đến khi kết thúc dự án, anh trở lại Úc làm cán bộ phụ trách truyền thông cho tổ chức Anex.
Đã 17 năm trôi qua kể từ ngày Patrick đến Việt Nam khi mới đang là sinh viên năm thứ hai. Một hành trình gắn bó bất tận. Anh đã có một gia đình Australia-Việt với 2 đứa con đẹp như mơ.
Ước nguyện lớn nhất trong cuộc đời của Patrick là được làm thầy giáo đại học và giảng dạy tại Việt Nam.
"Điều đó chắc sẽ xảy ra. Vấn đề chỉ là thời gian thôi" - Thảo nói về ước nguyện của Patrick.
Họ hài lòng với cuộc sống của mình. Liam và Aimee, hai con của Thảo và Patrick, giờ đang sống ở Melbourne với bố và ông bà nội. Thảo cũng đã kịp rinh một học bổng danh giá, học bổng Endeavour, nghiên cứu tiến sĩ ở RMIT trong 3 năm. Chị nghiên cứu về mối quan hệ giữa tình hình ô nhiễm bom mìn vật nổ và tình trạng đói nghèo ở miền Trung Việt Nam. Chị đang chia đôi một nửa thời gian với Việt Nam, một nửa thời gian với Australia.
Cả gia đình họ đang chờ ngày để trở lại Hà Nội trong một ngày gần nhất.
Xuân Linh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét