Mỹ phẩm kém chất lượng được bày bán tràn lan. (Ảnh: Internet)
Đây là lời cảnh báo của thạc sỹ Lê Thị Hường Hoa, trưởng khoa Kiểm nghiệm mỹ phẩm – viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương với khán giả theo dõiBản tin tiêu dùng. Để có thể hiểu kỹ hơn về vấn đề này, phóng viênBản tin tiêu dùngđã có cuộc phỏng vấn bà:
Xin cảm ơn bà đã trả lời phỏng vấn. Xin bà cho biết thực trạng công tác kiểm nghiệm chất lượng mỹ phẩm hiện nay là như thế nào?
Có 4 nhóm mỹ phẩm cần quan tâm. Thứ nhất là hàng chính hãng. Thứ hai là hàng nhái. Thứ ba là hàng trôi nổi trên thị trường và cuối cùng là hàng xách tay. Khi viện Kiểm nghiệm Trung ương (TW) đi lấy các mẫu mỹ phẩm, chúng tôi tập trung lấy ở các chợ đầu nguồn, cửa hàng lớn và siêu thị.
Trong năm qua, kết quả đi lấy các mẫu kiểm nghiệm này cho thấy điều gì về thực trạng mỹ phẩm hiện nay?
Để kiểm tra chất lượng mỹ phẩm, chúng tôi tập trung vào 3 nội dung chính. Một là kiểm tra về tính an toàn của mỹ phẩm bao gồm kiểm tra các chất cấm, hai là kiểm tra về độ kích ứng da và thứ ba là kiểm tra về độ nhiễm khuẩn.
Trong kiểm tra các chất cấm, chúng tôi tập trung kiểm tra vào các chất màu cấm, các nguyên tố độc và các chất có tác dụng dược lý nhưng bị cấm sử dụng trong mỹ phẩm. Qua thống kê, chúng tôi thấy tỉ lệ nhiễm chất cấm cao nhất tập trung vào những hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và đôi khi cũng có trong hàng xách tay. Đối với hàng nhái cũng phát hiện một số các chất cấm. Tỉ lệ này sau khi chúng tôi thu thập về chiếm khoảng 15 – 20%.
Có những nguy cơ nào xảy ra với người sử dụng cho người tiêu dung khi dùng phải mỹ phẩm có chất cấm?
Nguy cơ xảy ra đối với người tiêu dùng có thể gây ra những hiện tượng như dị ứng, nổi mẩn, nếu dùng lâu dài có thể dẫn tới viêm da, ngộ độc toàn thân (ví dụ như ngộ độc thủy ngân), giòn xương và viêm về răng lợi.
Bà có khuyến cáo nào tới người tiêu dùng khi mua và sử dụng mỹ phẩm giá rẻ như hiện nay?
Khi mua mỹ phẩm, người tiêu dùng cần lưu ý chọn những sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, có chứng nhận, cấp phép mỹ phẩm của bộ Y tế, sở Y tế. Ví dụ như hàng ngoại nhập phải có số công bố của bộ Y tế, còn sản phẩm trong nước phải có số công bố của sở Y tế. Đi kèm với đó phải có hướng dẫn sử dụng bằng tiếng Việt một cách rõ ràng.
Xin cảm ơn bà.
Theo kết quả được Viện kiểm nghiệm thuốc Trung Ương đưa ra khi tiến hành lấy mẫu kiểm nghiệm có tới 20% mỹ phẩm trên thị trường được kiểm nghiệm có phát hiện các chất cấm. Chủ yếu tập trung vào các loại mỹ phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ và cả hàng xách tay.
Cũng theo đơn vị kiểm nghiệm, hiện có tới hơn 1.300 chất cấm có thể được nhà sản xuất gian dối đưa vào trong các loại mỹ phẩm, nên nguy cơ tiền mất tật mang đối với người tiêu dùng là không nhỏ nếu vô tình dùng phải mỹ phẩm có chứa chất cấm.
Tác giả : Nguyễn Hùng
tai game dien thoai conggameviet
my pham the face shop shoptainha
Nguồn: vtv.vn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét