“Chán” với việc phải chờ đợi lâu từ các biện pháp làm đẹp truyền thống là đắp mặt nạ, tắm trắng, bôi kem dưỡng da… nhiều chị em đang chọn cách tiêm thuốc trực tiếp vào tĩnh mạnh, để nhanh chóng có được làn da trắng như ý. Tuy nhiên, biện pháp này đã khiến không ít người rơi vào tình trạng tiền mất, tật mang, mà “tật” còn phải chữa trị trong thời gian dài mới lấy lại được tình trạng da ban đầu.
Hiện, các loại thuốc tiêm được quảng cáo trên mạng, hoặc bán tại các spa được cho là có nguồn gốc từ Nhật Bản, Thụy Sĩ, Mỹ, với thành phần chủ yếu là: Vitamin C, collagen, Glutathione, glutatione… Các loại như GC 3000 Supper Whitenning, GC 9600 Whitenning Gold, NC 24 Whitenning, S Whitenning… đều được quảng cáo có tác dụng làm trắng da và làm sáng vết sẹo, tăng cường tính đàn hồi của da, ngăn chặn sự hình thành của mụn, ngăn ngừa lão hóa, chống nếp nhăn… Giá cả dao động vài triệu đồng/hộp và mỗi lần “điều trị” phải kéo dài trong 5-7 tháng, với hàng chục lần tiêm, chi phí 50 - 70 triệu đồng tùy theo tiêm thuốc của Nhật Bản, Thụy Sĩ hay của Mỹ.
Thế nhưng, sau khi tiêm thuốc, nhiều người bị sốc phản vệ, người bị dị ứng, người may mắn hơn thì làn da có trắng lên, nhưng chỉ trong vòng vài tháng, sau rồi lại đâu vào đấy, trở lại làn da ban đầu. Theo các bác sĩ, chỉ có thể “cải tạo” phần nào màu da, chứ không thể thay đổi hoàn toàn từ “ngăm ngăm” sang da trắng được, vì màu da do gen di truyền quyết định. Nhiều người nhờ đắp mặt nạ, dùng kem dưỡng da và các biện pháp chăm sóc, bảo vệ, dinh dưỡng phù hợp mà có thể làm da mịn màng, sáng lên, nhưng tiêm để trắng da thì chưa có nghiên cứu khoa học tin cậy được công bố, và tại Việt Nam, việc tiêm trắng da chủ yếu được thực hiện tại các spa, do “bác sĩ” của những cơ sở này thực hiện.
Thực tế, bất kỳ thuốc gì khi được tiêm trực tiếp vào tĩnh mạch cũng đều cần có chỉ định của bác sĩ, bởi tiêm tĩnh mạch dễ gây nên dị ứng phản vệ khá mạnh. Vì vậy, nhiều bác sĩ cảnh báo, việc chị em tự ý tiêm vitamin C qua đường tĩnh mạch rất nguy hiểm. Khi tiêm, nếu có sự nhầm lẫn về vị trí hoặc liều lượng thuốc thì rất dễ gây sốc phản vệ, không được cấp cứu kịp thời dễ dẫn đến tử vong. Thực ra, vitamin C có tác dụng chống lão hóa, nhưng không có tác dụng làm trắng da tức thời, chuyển hóa sắc tố da tuyệt đối hay thay đổi sắc tố da từ vùng da sạm trở thành vùng da trắng như quảng cáo. Và hiện cũng chưa có nghiên cứu khoa học nào khẳng định sự khác biệt về công dụng giữa truyền dịch, uống thuốc, bôi kem chứa vitamin C so với việc tiêm trực tiếp vitamin C vào tĩnh mạch. Chưa kể, việc dùng vitamin C liều cao, thường xuyên sẽ gây ra bệnh sỏi đường tiết niệu.
Còn với chất Glutathione có trong các loại thuốc được quảng cáo làm trắng da cũng chưa được khoa học kiểm chứng, thậm chí đang gây nhiều tranh cãi. Glutathione được nhiều nhà khoa học cho rằng có tác dụng chống ôxy hóa, giúp trẻ hóa cơ thể, chống stress, kéo dài tuổi thọ, tăng cường hệ miễn dịch, giải độc cơ thể thông qua thải độc của gan… Thế nhưng, lại có ý kiến cho rằng, việc lạm dụng Glutathione có thể gây suy thận, nhiễm độc máu, hoại tử biểu bì da, thậm chí có thể dẫn tới tử vong. Nhiều bác sĩ cho rằng, hai hoạt chất Collagen và vitamin C chỉ được dùng theo đường uống và bôi trên da, không nên tiêm, đặc biệt tiêm vào tĩnh mạch vì tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây sốc phản vệ và dị ứng. Chưa kể, Glutathione và Collagen đều có chứa acid amin nên rất dễ gây dị ứng.
Thực tế, nhiều bệnh nhân đã bị phản ứng thuốc tiêm trắng da, “may mắn” thì phát ban, nổi mẩn, nặng thì sốc phản vệ, nhiễm độc, thậm chí nguy kịch tính mạng. Và việc điều trị cho những bệnh nhân bị dị ứng các loại thuốc này mất khá nhiều thời gian, và càng lâu hơn nữa để lấy lại làn da mịn màng nếu không may dị ứng bị phồng rộp. Thế nên, trước khi quyết định làm đẹp, chị em nên cân nhắc thận trọng, đừng nghe đồn thổi mà mất tiền oan. Phải nói thêm rằng, trên một trang rao vặt còn có “nhà cung cấp” thuốc tiêm trắng da nhắn nhủ với khách hàng: “Hiện tại nhà báo làm phiền bên mình nhiều quá, cứ giả vờ mua hàng để thu thập thông tin”, nên không để lại số di động để khách gọi trực tiếp nữa, mà chỉ để lại số của “nhân viên tư vấn” cho khách. Điều này cũng phần nào cho thấy, sự đáng tin cậy của các loại “thần dược” này đến đâu!
N.Nghĩa- P.Thảo
Hiện, các loại thuốc tiêm được quảng cáo trên mạng, hoặc bán tại các spa được cho là có nguồn gốc từ Nhật Bản, Thụy Sĩ, Mỹ, với thành phần chủ yếu là: Vitamin C, collagen, Glutathione, glutatione… Các loại như GC 3000 Supper Whitenning, GC 9600 Whitenning Gold, NC 24 Whitenning, S Whitenning… đều được quảng cáo có tác dụng làm trắng da và làm sáng vết sẹo, tăng cường tính đàn hồi của da, ngăn chặn sự hình thành của mụn, ngăn ngừa lão hóa, chống nếp nhăn… Giá cả dao động vài triệu đồng/hộp và mỗi lần “điều trị” phải kéo dài trong 5-7 tháng, với hàng chục lần tiêm, chi phí 50 - 70 triệu đồng tùy theo tiêm thuốc của Nhật Bản, Thụy Sĩ hay của Mỹ.
Các loại thuốc tiêm trắng da đang được quảng cáo. Ảnh: TL
Thế nhưng, sau khi tiêm thuốc, nhiều người bị sốc phản vệ, người bị dị ứng, người may mắn hơn thì làn da có trắng lên, nhưng chỉ trong vòng vài tháng, sau rồi lại đâu vào đấy, trở lại làn da ban đầu. Theo các bác sĩ, chỉ có thể “cải tạo” phần nào màu da, chứ không thể thay đổi hoàn toàn từ “ngăm ngăm” sang da trắng được, vì màu da do gen di truyền quyết định. Nhiều người nhờ đắp mặt nạ, dùng kem dưỡng da và các biện pháp chăm sóc, bảo vệ, dinh dưỡng phù hợp mà có thể làm da mịn màng, sáng lên, nhưng tiêm để trắng da thì chưa có nghiên cứu khoa học tin cậy được công bố, và tại Việt Nam, việc tiêm trắng da chủ yếu được thực hiện tại các spa, do “bác sĩ” của những cơ sở này thực hiện.
Thực tế, bất kỳ thuốc gì khi được tiêm trực tiếp vào tĩnh mạch cũng đều cần có chỉ định của bác sĩ, bởi tiêm tĩnh mạch dễ gây nên dị ứng phản vệ khá mạnh. Vì vậy, nhiều bác sĩ cảnh báo, việc chị em tự ý tiêm vitamin C qua đường tĩnh mạch rất nguy hiểm. Khi tiêm, nếu có sự nhầm lẫn về vị trí hoặc liều lượng thuốc thì rất dễ gây sốc phản vệ, không được cấp cứu kịp thời dễ dẫn đến tử vong. Thực ra, vitamin C có tác dụng chống lão hóa, nhưng không có tác dụng làm trắng da tức thời, chuyển hóa sắc tố da tuyệt đối hay thay đổi sắc tố da từ vùng da sạm trở thành vùng da trắng như quảng cáo. Và hiện cũng chưa có nghiên cứu khoa học nào khẳng định sự khác biệt về công dụng giữa truyền dịch, uống thuốc, bôi kem chứa vitamin C so với việc tiêm trực tiếp vitamin C vào tĩnh mạch. Chưa kể, việc dùng vitamin C liều cao, thường xuyên sẽ gây ra bệnh sỏi đường tiết niệu.
Còn với chất Glutathione có trong các loại thuốc được quảng cáo làm trắng da cũng chưa được khoa học kiểm chứng, thậm chí đang gây nhiều tranh cãi. Glutathione được nhiều nhà khoa học cho rằng có tác dụng chống ôxy hóa, giúp trẻ hóa cơ thể, chống stress, kéo dài tuổi thọ, tăng cường hệ miễn dịch, giải độc cơ thể thông qua thải độc của gan… Thế nhưng, lại có ý kiến cho rằng, việc lạm dụng Glutathione có thể gây suy thận, nhiễm độc máu, hoại tử biểu bì da, thậm chí có thể dẫn tới tử vong. Nhiều bác sĩ cho rằng, hai hoạt chất Collagen và vitamin C chỉ được dùng theo đường uống và bôi trên da, không nên tiêm, đặc biệt tiêm vào tĩnh mạch vì tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây sốc phản vệ và dị ứng. Chưa kể, Glutathione và Collagen đều có chứa acid amin nên rất dễ gây dị ứng.
Thực tế, nhiều bệnh nhân đã bị phản ứng thuốc tiêm trắng da, “may mắn” thì phát ban, nổi mẩn, nặng thì sốc phản vệ, nhiễm độc, thậm chí nguy kịch tính mạng. Và việc điều trị cho những bệnh nhân bị dị ứng các loại thuốc này mất khá nhiều thời gian, và càng lâu hơn nữa để lấy lại làn da mịn màng nếu không may dị ứng bị phồng rộp. Thế nên, trước khi quyết định làm đẹp, chị em nên cân nhắc thận trọng, đừng nghe đồn thổi mà mất tiền oan. Phải nói thêm rằng, trên một trang rao vặt còn có “nhà cung cấp” thuốc tiêm trắng da nhắn nhủ với khách hàng: “Hiện tại nhà báo làm phiền bên mình nhiều quá, cứ giả vờ mua hàng để thu thập thông tin”, nên không để lại số di động để khách gọi trực tiếp nữa, mà chỉ để lại số của “nhân viên tư vấn” cho khách. Điều này cũng phần nào cho thấy, sự đáng tin cậy của các loại “thần dược” này đến đâu!
N.Nghĩa- P.Thảo
tai game dien thoai conggameviet
my pham the face shop shoptainha
my pham the face shop han quoc
my pham han quoc shoptainha
ban de laptop shoptainha
http://shoptainha.com/do-choi-laptop/ban-de-laptop/
tui dung laptop shoptainha
Nguồn: phapluatxahoi.vn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét