Theo kế hoạch tuyển sinh ĐH - CĐ năm 2013 của Bộ GD&ĐT, từ ngày 11/3 - 11/4, các trường THPT và các Sở GD&ĐT chính thức nhận hồ sơ đăng ký dự thi. Tuy nhiên, ở thời điểm này rất nhiều thí sinh vẫn “đứng giữa ngã ba đường” vì chưa biết nên chọn ngành, chọn trường nào cho phù hợp.
Đắn đo lựa chọn ngành đăng ký dự thi ĐH - CĐ 2013 |
Chọn ngành: Cho con hay cho... cha mẹ?
Em Vũ Quý Dương, học sinh lớp 12, trường THPT Thăng Long (Hà Nội) tâm sự: Với lực học khá cùng với truyền thống gia my pham the face shop đình có bố và ông nội làm bác sĩ nên cha mẹ hướng em thi vào ĐH Y, thế nhưng, em rất lo không biết có làm cha mẹ thất vọng không. Thật lòng em muốn chọn trường vừa với sức học của mình.
Còn em Nguyễn Thúy Phương, học sinh trường THPT Trần Phú lại cho biết: Bản thân em đam mê ngành sân khấu điện ảnh nhưng cả gia đình không đồng ý cho em theo ngành này vì nó bấp bênh lại nhiều scandal. Bố mẹ yêu cầu em phải thi Sư phạm vì cả 2 đều là giáo viên. Em băn khoăn chưa biết lựa chọn thế nào, có thể em sẽ nộp hồ sơ cả 2 nơi rồi quyết định vào phút chót. Không phải chịu nhiều sự tác động từ gia đình như Dương và Phương, em Hoàng Bảo Trân, học sinh trường THPT Nguyễn Tất Thành lại đắn đo thi khối A hay khối C chọn đăng ký ngành Luật Dân sự trường ĐH Luật Hà Nội.
Theo Tiến sĩ Đinh Phương Duy - Chủ tịch Hội Khoa học tâm lý giáo dục Tp. Hồ Chí Minh: Tham gia công tác giải đáp, gỡ rối những thắc mắc, băn khoăn của các em trong nhiều mùa tuyển sinh, câu hỏi tôi thường gặp nhất vẫn là “nên chọn nghề theo sở thích hay theo những điều kiện mà mình đã có (gia đình em đã có my pham han quoc người làm nghề đó chẳng hạn)”. Với những trường hợp như vậy các em nên thận trọng xem xét phía nào thuận tiện cho mình nhiều hơn. Làm việc mình yêu thích sẽ hiệu quả hơn nhưng phải đáp ứng được điều kiện tối thiểu như (đủ điểm thi đầu vào, điều kiện học...).
Bên cạnh đó, các em cần trả lời được các câu hỏi sau trước khi quyết định, đó là: Có người nhà đang làm trong ngành sẽ hỗ trợ cho mình tốt hơn sau này (?); Thích nhưng có hiệu quả không và tâm huyết với nó cả đời không (?)...
Còn theo ông Nguyễn Quốc Cường - chuyên viên tư vấn tuyển sinh Bộ GD&ĐT: Cái cần ở đây là chọn ngành nghề phù hợp với sở thích, năng lực, có nhu cầu nhân lực lớn để khi tốt nghiệp có thể có được việc làm. Hiện việc hướng nghiệp hiện nay chưa tác động được tới các phụ huynh để định hướng nghề nghiệp cho con em cho đúng. Do các trường còn thiếu nghiệp vụ này nên hiện phụ huynh đang đa phần định hướng cho con em mình theo cảm tính. Thực tế, trong kỳ tuyển sinh năm 2013, việc Bộ GD&ĐT cắt giảm chỉ tiêu khối các ngành Kinh tế, Ngân hàng vốn được coi là “hot”, càng đòi hỏi học sinh tự tui dung laptop đánh giá đúng năng lực của mình trước khi lựa chọn ngành - nghề để đăng ký dự thi.
4 điểm thí sinh cần lưu ý
Theo Tiến sĩ Lê Thị Thanh Mai (ĐH Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh), thí sinh cần nhìn lại kết quả của kỳ tuyển sinh năm 2012 như một sự gợi ý để có sự chuẩn bị kỹ lưỡng cho kỳ thi tới. Trong kỳ thi tuyển 2012, điểm bình quân cả nước là 11,39; điểm sàn khối A, A1 là 13, khối C là 14,5, khối D là 13,5. Chỉ có khoảng 20% thí sinh trúng tuyển nguyện vọng 1, đạt 77,7% so với chỉ tiêu. Còn khoảng 62.000 chỉ tiêu cho xét tuyển đại học các nguyện vọng bổ sung, trong đó, thí sinh thi khối A1 có tỷ lệ cạnh tranh thấp nhất, kế là khối A và cao nhất là khối B.
Theo đó, có 4 điểm thí sinh cần lưu ý: Thứ nhất là , 3 ngành có tỷ lệ thí sinh dự thi cao nhất là Quản trị kinh doanh, Kế toán và Tài chính ngân hàng nhưng tỷ lệ thí sinh đạt điểm sàn rất thấp, vì vậy, ngoài sở thích, thí sinh nên lựa chọn ngành học theo thực lực của bản thân.
Thứ hai là , thí sinh nên xác định ngành học, bậc học phù hợp để trúng tuyển ngay ban de laptop với nguyện vọng 1 bởi theo quy định của Bộ GD&ĐT giao quyền tự chủ trong xét tuyển nguyện vọng bổ sung cho trường nên nhiều trường đã xây dựng điểm chuẩn nhằm tuyển đủ ngay từ nguyện vọng 1.
Thứ ba là , thí sinh cần cân nhắc sức học của mình khi chọn thi 2 khối. Bởi, hiện nhiều ngành có tuyển sinh từ 2 khối thi trở lên ở 2 đợt thi, nhiều thí sinh vì nhiều lý do đã đăng ký dự thi 2 khối thi của 2 đợt thi của 2 ngành khác nhau hoặc cùng 1 ngành. Trên thực tế, có khoảng 3,5% thí sinh thi 2 khối A, C số thí sinh đạt điểm sàn của 2 khối này đều thấp.
Thứ tư là , thay vì mã ngành tuyển sinh là 3 chữ số thì từ năm 2012, mã ngành tuyển sinh được thực hiện theo đúng danh mục đào tạo ĐH - CĐ cấp 4 với 1 chữ và 6 số. Với thay đổi đó có đến 1,5% thí sinh chưa ghi đúng mã ngành, đã ảnh hưởng đến quá trình xét tuyển của cả trường và của chính thí sinh. Thí sinh cần tham khảo kỹ danh mục mã ngành trên tài liệu chính thức của trường ĐH - CĐ hoặc thông tin “Những điều cần biết về tuyển sinh ĐH - CĐ” đúng năm thi.
Vũ Anh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét