Cả muỗi vằn và muỗi hổ châu Á đều thuộc loài muỗi Aedes, chúng có mặt ở khắp nơi trên thế giới, đây là vật trung gian truyền bệnh gây nên một số bệnh quan trọng; đặc biệt là bệnh Dengue và bệnh sốt xuất huyết. Vì vậy, cần biết đặc điểm về hai loài muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết này để thực hiện các biện pháp phòng chống phù hợp.
Phun hóa chất diệt muỗi. |
Đặc điểm muỗi vằn
Muỗi vằn Aedes aegypti có hình thể nhỏ, màu đen; chân, thân, bụng my pham the face shop có khoang đen trắng rõ rệt. Đặc biệt, vùng ngực có các vảy trắng xếp thành hàng, trên lưng có hình chiếc đàn hai dây màu trắng. Loài muỗi này thường hoạt động nhiều ở các đô thị, thành phố nên được gọi là muỗi vằn thành phố. Muỗi còn hoạt động ở các thị trấn dọc theo các trục đường giao thông có dân cư đông đúc.
Muỗi hổ châu Á Aedes albopictus. |
Muỗi Aedes aegypti. |
Muỗi thích đậu ở chỗ cao, nơi treo my pham han quoc vắt quần áo, mùng màn; có thể trú đậu ở trong nhà và ngoài nhà. Muỗi thường hút máu vào ban ngày, chúng bay rất nhanh, nếu tìm thấy mồi là lao vào đốt và hút máu ngay; đồng thời bám theo mồi rất dai và chỉ bay đi khi đã hút no máu. Hoạt động tìm mồi hút máu của muỗi phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường, nếu nhiệt độ dưới 23 0 C thì muỗi hầu như không có khả năng hoạt động hút máu. Muỗi hút cả máu người và các loại động vật như chim, gà, thỏ, chuột... Chúng đẻ trứng ở những nơi có nước, đặc biệt rất thích đẻ trứng vào các vũng nước mưa ở môi trường gần nhà; chum, vại chứa nước đặt ở trong nhà hay ngoài nhà; ống máng, kẽ lá, ống nứa, lốp xe hỏng, vỏ đồ hộp, chậu cảnh, bình hoa... Tất cả những nơi này thường điển hình là chứa nước tương đối trong. Ngoài ra, muỗi cũng có thể đẻ trứng trong đất ẩm nhưng muốn nở thành bọ gậy, trứng phải được rơi vào nước. Mỗi lần muỗi đẻ khoảng 150 trứng, trong đời muỗi đẻ từ 6 - 7 lần. Ở điều kiện của phòng thí nghiệm, muỗi có thể đẻ tới 13 lần.
Muỗi vằn rất ham hút máu, chúng hoàn thành vòng đời nhanh, giao phối tui dung laptop trong khoảng không gian nhỏ nên thường được nuôi trong phòng thí nghiệm để thử hóa chất diệt hoặc thực hiện các nghiên cứu khác ở trên muỗi. Thời gian phát triển mạnh của muỗi thường vào mùa mưa hoặc mùa nắng nóng kèm theo các cơn mưa giông với các đỉnh cao tùy theo vùng miền. Phòng chống muỗi vằn bằng cách che đậy kín các dụng cụ chứa nước, thả cá ăn bọ gậy, thay nước thường xuyên từ 7 - 10 ngày một lần. Khi muỗi hoạt động mạnh với mật độ cao hay khi đang xảy ra dịch bệnh sốt xuất huyết thì phải sử dụng hóa chất diệt muỗi như malathion, permethrin..., phun ULV (ultra - low volume) dưới dạng sương mù.
Đặc điểm muỗi hổ châu Á
Muỗi hổ châu Á Aedes albopictus về hình thể rất giống muỗi Aedes aegypti, chỉ khác đặc điểm trên mặt lưng có một vạch trắng chạy dọc lưng. Đặc điểm sinh lý, sinh thái của muỗi hổ châu Á tương tự như muỗi vằn nhưng chúng phân bố hoạt động chủ yếu ở vùng nông thôn, miền núi; ít gặp ở thành phố. Đầu tiên, loài muỗi hổ châu Á chỉ phát hiện được ở châu Á và Madagascar nhưng gần đây, chúng đã xâm nhập ban de laptop đến Bắc Mỹ, Nam Mỹ cũng như Tây Phi. Cũng như loại muỗi vằn, muỗi hổ châu Á thường đẻ trứng ở những dụng cụ chứa nước tạm thời nhưng chúng vẫn thích đẻ trứng tự nhiên ở trong rừng như các hốc cây, kẽ lá, vũng nước dưới đất, vỏ dừa... Ngoài ra, muỗi cũng đẻ trứng ở trong vườn, các dụng cụ chứa nước tạm thời ở trong nhà nhưng mức độ ít hơn.
Khuyến nghị
Trên thực tế, sốt xuất huyết do muỗi vằn truyền bệnh xảy ra trong thời gian vừa qua thường được ghi nhận tại các đô thị, thành phố. Tuy vậy, đã có một số trường hợp bệnh Dengue và bệnh sốt xuất huyết phát hiện tại khu vực nông thôn, miền núi; nơi ít khi xảy ra dịch bệnh này. Muỗi vằn thường được xác định là trung gian truyền bệnh sốt xuất huyết ở thành phố, đô thị. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã cảnh báo cần chú ý đến vai trò truyền bệnh của loại muỗi hổ châu Á đối với các khu vực ít khi xảy ra dịch bệnh, đặc biệt là ở vùng miền núi, nông thôn để tổ chức các biện pháp phòng chống phù hợp.
TTƯT.BS. Nguyễn Võ Hinh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét