» Thầy Đỗ Việt Khoa ăn Tết thế nào sau tố cáo gian lận?
» Những sự kiện giáo dục ‘đáng quên’ 2012
» Bộ trưởng Phạm Vũ Luận đăng đàn nói về gian lận thi cử
Vừa qua, ngày 26/2, Bộ GD-ĐT đã ban hành thông tư về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế thi tốt nghiệp THPT năm 2013.
Theo đó, người có bằng chứng về vi phạm Quy chế thi có trách nhiệm gửi bằng chứng cho nơi tiếp nhận trong vòng 7 ngày, kể từ khi kết thúc ngày thi cuối cùng để xử lý; không được phát tán thông tin cho người khác, dưới bất cứ hình thức nào.
Nơi tiếp nhận thông tin, bằng chứng về vi phạm Quy chế thi là Ban Chỉ đạo thi tốt nghiệp THPT Trung ương hoặc Ban Chỉ đạo thi cấp tỉnh (thành phố); Thanh tra giáo dục các cấp.
Tuy nhiên, trước những thông tin mới này, nhiều chuyên gia cho rằng quy định mới đang hạn chế người tố cáo tiêu cực.
Xung quanh quy định này, VTC News đã my pham the face shop có cuộc trao đổi với người đương thời Đỗ Việt Khoa – người tố cáo tiêu cực thi tốt nghiệp tại Phú Xuyên (Hà Nội) năm 2006 và góp phần đưa bằng chứng gian lận tiêu cực trong thi tốt nghiệp tại trường THPT Dân lập Đồi Ngô ( Bắc Giang) năm 2012.
- Ông đánh giá như thế nào về quy chế thi tốt nghiệp THPT 2013 mới được Bộ GD-ĐT ban hành?
Thầy Đỗ Việt Khoa cho rằng quy chế thi tốt nghiệp THPT 2013 hạn chế người tố cáo tiêu cực |
Thứ hai, ngay cả thời hiệu 7 ngày người có bằng chứng tố cáo phải giao nộp bằng chứng cho cơ quan chức năng cũng vi phạm luật khiếu nại my pham han quoc tố cáo. Vì luật khiếu nại tố cáo quy định thời gian tố cáo vi phạm có thể kéo dài vài năm.
Cách tư duy của Bộ GD-ĐT yêu cầu người có chứng cứ vi phạm phải gửi về Sở GD-ĐT các tỉnh, UBND các tỉnh, cũng là không hợp lý.
Trước kia, tôi đã từng chuyển các bằng chứng vi phạm trong thi tốt nghiệp THPT tới tỉnh, Bộ GD-ĐT nhưng không được giải quyết.
Vậy là chúng tôi chỉ còn tin tưởng ở báo chí vì đó là công cụ đấu tranh hữu hiệu duy nhất hiện nay. Vậy thì không chuyển báo chí thì chuyển cho ai?
Năm nay, Bộ GD-ĐT đã cho phép thí sinh mang các thiết bị, ghi hình, ghi âm để thu thập bằng chứng tố cáo tiêu cực thi cử. Liệu đó có phải là một tín hiệu tốt?
Thực tế việc Bộ GD-ĐT cho phép thí sinh mang máy ghi hình, ghi âm vào phòng thi, đây là những công cụ thu thập chứng cứ sai phạm và là tín hiệu tốt.
Nhưng mọi người đừng quá tin tưởng và hy vọng rằng quy định này chống được tiêu cực hoàn toàn. Vì muốn chống tiêu cực trong giáo dục còn rất nhiều việc phải làm. Không chỉ có tiêu cực về thi tui dung laptop cử mà còn có tiêu cực về tham nhũng, về tài chính…
Vì vậy việc chống tiêu cực phải được làm đồng bộ, chứ không chỉ có đẩy cho học sinh đi thu thập chứng cứ để Bộ GD-ĐT xử lý.
- Quy chế thi tốt nghiệp THPT 2013 có quy định rõ người có bằng chứng về vi phạm Quy chế thi không được phát tán thông tin cho người khác, dưới bất cứ hình thức nào? Điều đó có hạn chế quyền tố cáo tiêu cực và không để cả xã hội giám sát?
Tôi tin đợt này cũng không có nhiều thí sinh thu thập chứng cứ tài liệu. Do đó không nên hy vọng. Vì vậy, Bộ cần phải làm một việc gì đó chứ không phải ra một quy định như vậy.
- Phải chăng Bộ GD-ĐT cũng đang ở thế khó khi không thực sự có quyền trong việc xử lý các sai phạm gian lận thi tốt nghiệp THPT?
Thực sự Bộ GD-ĐT không nên né tránh mà nên thẳng thắn với dư luận rằng việc xử lý tiêu cực thi cử cũng như các tiêu cực khác của giáo dục phổ thông trở xuống là Bộ GD-ĐT hoàn toàn không có thực quyền.
Bởi quy định hiện nay là giao quyền xử ban de laptop lý cho UBND cấp tỉnh và các Sở GD-ĐT các tỉnh. Mà tỉnh nào hầu như cũng bao che rất chặt chẽ.
Bộ GD-ĐT có muốn xử lý cũng không có quyền can thiệp. Điều này thấy rõ ở việc xử lý tiêu cực ở Phú Xuyên A năm 2006 hay tiêu cực ở Đồi Ngô năm 2012 vừa qua, Bộ GD-ĐT không có thực quyền còn địa phương giải quyết qua loa đại khái.
Vì vậy, nếu Bộ GD-ĐT không làm được thì nên chấp nhận đưa bằng chứng ra báo chí tạo sức ép dư luận để các địa phương đó phải xử lý nghiêm túc các sai phạm.
Năm nay, nếu có bằng chứng về sai phạm trong thi tốt nghiệp THPT, ông sẽ làm như thế nào?
Nếu năm nay có trong tay bằng chứng vi phạm, tôi cũng sẽ làm đúng như quy định. Nếu Bộ GD-ĐT yêu cầu gửi về Bộ GD-ĐT về Sở GD-ĐT tôi cũng sẽ làm thế trước tiên.
Nhưng nếu sau 10 ngày theo luật khiếu nại tố cáo mà không thấy trả lời tôi có quyền chuyển ra cho báo chí. Bởi lúc đó tôi cũng không vi phạm quy định nào của pháp luật.
Xin cảm ơn ông!
Phạm Thịnh (thực hiện)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét